Chữa bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu (HATT) >140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương > 90 mmHg
Triệu chứng:
-Triệu chứng cơ năng: Nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, choáng, giảm trí nhớ, dễ quên,…
– Triệu chứng thực thể: Đo huyết áp > 140/90 mmHg ( tăng một trong hai chỉ số hoặc cả hai). Huyết áp tăng càng nguy hiểm nếu tim đập nhanh, là cho áp lực lên thành mạch máu cao, dễ gây đột quỵ- vỡ mạch máu não.
Nguyên nhân:
– Tăng huyết áp nguyên phát-Tăng huyết áp vô căn (không rõ nguyên nhân) chiếm 95% số trường hợp cao huyết áp.
– Tăng huyết áp thứ phát (Một số nguyên nhân gây ra huyết áp cao thứ phát là: Các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay tắc mạch máu vùng thận; các rối loạn hoocmon ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing); chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ; tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược; phụ nữ có thai, tiền sản giật; một số khuyết tật bẩm sinh (hẹp eo động mạch chủ, …); sử dụng chất kích thích; …
Thông thường cao huyết áp là triệu chứng, di chứng cụa một số bệnh.
Tuổi: Tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng tăng. Khi cơ thể già đi theo thời gian, mạch máu sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ gây cao huyết áp
Béo phì, Ít vận động thể lực: Khi cân nặng càng cao thì cơ thể càng cần máu lưu thông nhiều hơn để cung cấp đủ oxy và năng lượng. Béo phì và ít vận động thể lực sẽ khiến bạn dễ mắc huyết áp cao.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, quá nhiều muối: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe. Nếu sử dụng thực phẩm chứa quá nhiều chất béo, đường,… đặc biệt là muối, lâu dài, sẽ dễ đưa đến bệnh tăng huyết áp, tăng cân và nhiều bệnh lý khác.
Uống quá nhiều rượu: Uống nhiều hơn hai ly rượu trong một ngày cũng có thể làm tăng huyết áp, vì nó khiến cơ thể giải phóng các hormone làm tăng lưu lượng máu và nhịp tim.
Sử dụng thuốc lá: Các hóa chất có trong thuốc lá có thể làm tổn thương niêm mạc của thành động mạch trong cơ thể. Điều này làm thu hẹp lòng các động mạch, tăng huyết áp. Khói thuốc lá cũng có thể gây tăng huyết áp.
Căng thẳng, stress: Căng thẳng thường xuyên có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Một số bệnh mãn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, như cholesterol máu cao, tiểu đường, bệnh thận và ngừng thở khi ngủ.
Đôi khi mang thai cũng làm tăng huyết áp.
Cách chữa:
– Miết dọc gân sau gáy và các điểm ở gầm 2 u xương sau gáy
– Miết dọc hai bên sống lưng giúp máu lưu thông tốt dọc cột sống.
– Ấn quanh xương bả vai và điểm chuyển tiếp giữa cơ delta đến vùng lõm giữa xương bả vai nếu có điểm làm kẹt huyết áp thì điểm đó sẽ đau.
– Ấn và nhả các điểm đánh dấu bên tai, trên vai và điểm nằm trên xương sống gióng ngang từ điểm dưới cùng của xương bả vai.
– Nếu không có người miết hoặc day ấn thì có thể tự hạ huyết áp bằng cách ngời thiền tĩnh tâm và tập thở bụng như sau: Hít sâu bằng mũi vào thật căng bụng-để tay ở bụng để cảm nhận, sau đó từ từ thổi mạnh ra bằng miệng như quả bóng xì hơi, cố gắng thở bằng hết khí ở bụng ra, tập thở như vậy trong vòng 30-60 lần. Huyết áp sẽ giảm dần.
– Hàng ngày ép nước dứa chín uống 100-200 ml/ ngày Hoặc xay sinh tố chuối tây ( chuối ngự) 1 quả + 1 quả cà chua+ 3-5 lát dứa, uống hàng ngày, liên tục 1-2 tháng sẽ ổn định huyết áp hoàn toàn. Nếu đau dạ dày thì nên uống sau khi ăn sáng 30 phút.
Kiêng kỵ:
Kiêng rượu, bia, đồ uống có ga, có cồn, cà phê, thuốc lá,…