Triệu chứng:
– Thời kỳ ủ bệnh 10-12 ngày: Chưa có dấu hiệu gì đặc biệt, có thể sốt nhẹ và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng.
– Thời kỳ khởi phát 3-4 ngày: Trẻ sốt cao 39-40 độ C, các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn, xuất tiết ở mũi, mắt. Xuất hiện nội ban, có nổi hạch, có ban đỏ thoáng qua, chán ăn, buồn nôn.
– Thời kỳ toàn phát xuất hiện sau nhiễm trùng 14 ngày: Ban dạng dán sẩn, xuất hiện từ đầu đến chân, từ lúc ban xuất hiện đến lúc bay hết kéo dài 5-6 ngày.
– Thời kỳ hồi phục: Khi sởi bay, trên da bong vảy, để lại các vết đen không đồng đều, nhìn như da báo sau 7-10 ngày da trở lại bình thường.
Nguyên nhân:
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa tiêm phòng. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Nguyên nhân lây bệnh
– Lây qua đường hô hấp.
– Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện…
Cách chữa bệnh:
– Hạ sốt: thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em.
– An thần, tiêm kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
– Thuốc ho, long đờm
– Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
– Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhi khoa.
Cách chữa theo y học dân gian:
Cách 1: Chữa bằng lá rau ngổ: rau ngổ rửa sạch, luộc lấy nước cho uống thay nước hàng ngày, từ 3-5 ngày sởi sẽ bay.
Cách 2: Lấy 5-6 lá cây hoa nhài, hoặc lấy một cái nấm hương, cho vào một chén nước, đun sôi kỹ, để gần nguội cho uống. Trong khi mới lên sởi một hai ngày đầu, nếu trẻ có tiêu chảy mỗi ngày dùng 3-4 lần cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi mọc được hai, ba ngày mà các cháu ho nhiều, có khi ho khản cả tiếng thì nên lấy độ 10 lá diếp cá hoặc độ 20 lá cúc mốc, rửa sạch bằng nước muối, giã nhừ, vắt lấy nước cốt cho uống từng thìa nhỏ, uống dần dần.
Cách 3: Lá dấp cá 16g, rau dệu 16g, cam thảo đất 12g, đậu cọc rào 12g. Các vị tươi càng tốt, rửa sạch, đổ 300ml nước, sắc lấy 150ml chia làm 2 lần uống, tùy tuổi lớn nhỏ mà thêm bớt liều lượng. Cứ cách 3 giờ lại cho uống 1 lần.
Kiêng cữ:
– Trẻ em đang bị bệnh sởi thì không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri, rau thì là… Những thực phẩm này có tác dụng trợ nhiệt, động huyết, gây ra những phản ứng bất lợi
– Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate… Đây là những thức ăn rất dễ sinh đàm nhiệt, thấp nhiệt, động hỏa, cũng không có lợi cho người bệnh sởi.
– Tắm rửa nên tắm nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô, sấy khô toàn thân. Giữ vệ sinh sạch sẽ và đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.